Lạm phát và chứng khoán

Lạm phát cao thường được coi là tín hiệu tiêu cực cho thị trường chứng khoán vì gây khó khăn cho doanh nghiệp niêm yết, chi phí vay, chí phí đầu vào (nguyên vật liệu, lao động) tăng theo, và giảm mức sống của người dân. Điều quan trọng nhất là lạm phát sẽ khiến cho tăng trưởng thu nhập kỳ vọng giảm xuống, gây áp lực cho giá cổ phiếu.

Ví dụ đơn giản cho lạm phát là đầu năm với 19.000₫ thì bạn đổ được 1 lít xăng, nhưng giờ đây bạn cần 30.000₫ mới đổ được 1 lít xăng. Vậy sẽ kéo theo giá xe ôm tăng theo, chị bán xôi đi xe ôm sẽ phải tăng giá bán xôi, công nhân nhà máy ăn xôi thì yêu cầu nhà máy tăng lương, nhà máy tăng lương thì tăng giá sản phẩm bán ra.v.v…như 1 dây chuyền tăng giá domino. Nhưng, giá bán sản phẩm sẽ không tăng ngay được và không tăng kịp theo tỷ lệ tăng của các chi phí đầu vào nên làm giảm biên lợi nhuận… giá sản phẩm tăng cao quá thì người tiêu dùng cũng không theo kịp nên doanh thu lợi nhuận cũng sẽ giảm.v.v… Lạm phát là dấu hiệu tiêu cực cho thị trường chứng khoán. Đây chỉ là cách giải thích ngu ngơ khá đơn giản để nói về mối quan hệ lạm phát và chứng khoán. Thực tế nó khá phức tạp hơn nhiều. 

  • Lạm phát vừa phải: được đặc trưng bằng giá cả tăng chậm và có thể dự đoán được. Tỷ lệ lạm phát hàng năm là một chữ số. Khi giá tương đối ổn định, mọi người tin tưởng vào đồng tiền, họ sẵn sàng giữ tiền vì nó hầu như giữ nguyên giá trị trong vòng một tháng hay một năm. Mọi người sẵn sàng làm những hợp đồng dài hạn theo giá trị tính bằng tiền vì họ tin rằng giá trị và chi phí  mua và bán sẽ không chệch đi quá xa.
  • Lạm phát phi mã: tỷ lệ tăng giá trên 10% đến < 100% được gọi là lạm phát 2 hoặc 3 con số. Đồng tiền mất giá nhiều, lãi suất thực tế thường âm, không ai muốn giữ tiền mặt.Mọi người chỉ giữ lượng tiền tối thiểu vừa đủ cần thiết cho việc thanh toán hằng ngày và thích giữ hàng hóa, vàng hay ngoại tệ.
  • Siêu lạm phát: tỷ lệ tăng giá khoảng trên 1000% /năm. Đồng tiền gần như mất giá hoàn toàn. Các giao dịch diễn ra trên cơ sở hàng đổi hàng do tiền không còn làm được chức năng trao đổi. Nền tài chính bị khủng hoảng.

Câu chuyện lạm phát sẽ không kết thúc ngay và sớm, nó như một vết thương trải qua quá trình hình thành, phát triển, hồi phục và tiêu biến. Và vì vậy, phản ứng của thị trường chứng khoán cũng cần có thời gian để thích ứng với từng giai đoạn của lạm phát. Chúng ta không thể nào kỳ vọng thị trường chứng khoán sẽ sớm quay lại 1500 điểm sớm… có thể sẽ mất vài năm. 

-----------------

Easystock Team

# Group FB: Click

# Free group Zalo Easystock.vn: Click 

# Kênh Youtube: Click

** 3 Phút mở tài khoản giao dịch tại chứng khoán Bản Việt: Click 

"Good traders manage the downside, they don’t worry about the upside.”



Mới cập nhật

  • GVR - TIỀM NĂNG TĂNG GIÁ

    GVR - TIỀM NĂNG TĂNG GIÁ

    Tập đoàn Công nghiệp Cao Su Việt Nam (GVR), niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE), là một trong những công ty hàng đầu trong ngành cao su tại Việt Nam, với hoạt động chính bao gồm trồng và chế biến cao su, sản phẩm gỗ và đầu tư vào khu công nghiệp.

  • TIỀM NĂNG ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU GEX – GELEX GROUP JSC

    TIỀM NĂNG ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU GEX – GELEX GROUP JSC

    GELEX Group JSC (mã GEX) là một tập đoàn đa ngành hàng đầu tại Việt Nam, hoạt động trong các lĩnh vực thiết bị điện, năng lượng tái tạo, bất động sản công nghiệp, vật liệu xây dựng, và nước sạch. Năm 2024, công ty ghi nhận kết quả kinh doanh vượt trội, tạo nền tảng cho tiềm năng tăng trưởng trong tương lai.

  • PVD - CƠ HỘI TRONG CHU KỲ PHỤC HỒI NGÀNH DẦU KHÍ

    PVD - CƠ HỘI TRONG CHU KỲ PHỤC HỒI NGÀNH DẦU KHÍ

    Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PVD) đang nổi lên như một điểm sáng trong ngành dầu khí Việt Nam, với kết quả kinh doanh ấn tượng năm 2024 và triển vọng dài hạn đầy hứa hẹn. Dựa trên báo cáo tài chính, dữ liệu kỹ thuật và nhận định từ đội ngũ nghiên cứu Vietcap, dưới đây là phân tích toàn diện về PVD. (Tham khảo)