FDI và doanh nghiệp FDI là gì? Ưu nhược điểm, điều kiện và nguyên tắc thực hiện hoạt động đầu tư theo hình thức FDI

Hiện nay Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên các nguồn lực kinh tế trong nước vẫn còn nhiều hạn chế, đây là một trong những cản trở đối với quá trình phát triển đất nước. Do đó, việc huy động vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI) là một bước tiến vô cùng quan trọng.

1. Vốn FDI và doanh ngiệp FDI là gì? Phân loại?

1.1 Vốn FDI và doanh nghiệp FDI là gì?

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment - FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.

Doanh nghiệp FDI là các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài và sử dụng hoàn toàn nguồn vốn này trong hầu hết các hoạt động kinh doanh của mình.
Các hình thức đầu tư để được công nhận là doanh nghiệp FDI:

  • Đầu tư thành lập doanh nghiệp sở hữu 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài
  • Đầu tư thành lập chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (còn gọi là hợp đồng BCC)

Lưu ý rằng, hợp đồng hợp tác kinh doanh (còn gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, tiến hành phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không phải thành lập tổ chức kinh tế.

Nguồn GSO
Nguồn GSO

2.2 Phân loại

Có nhiều tiêu chí dùng để phân loại hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài.

- Phân theo bản chất đầu tư

+ Đầu tư phương tiện hoạt động: Trong đó công ty mẹ đầu tư mua sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư. Hình thức này làm tăng vốn đầu tư vào.

+ Mua lại và sáp nhập: Trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp này (có thể đang hoạt động ở nước nhận đầu tư hay ở nước ngoài) mua lại một doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư. Hình thức này không nhất thiết dẫn tới tăng vốn đầu tư vào.

- Phân theo tính chất dòng vốn

+ Vốn chứng khoán: Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần hoặc trái phiếu doanh nghiệp do một công ty trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia vào các quyết định quản lý của công ty.

+ Vốn tái đầu tư: Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh trong quá khứ để đầu tư thêm.

+ Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ: Giữa các chi nhánh hay công ty con trong cùng một công ty đa quốc gia có thể cho nhau vay để đầu tư hay mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của nhau.

- Phân theo động cơ của nhà đầu tư

+ Vốn tìm kiếm tài nguyên: Nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên rẻ và dồi dào ở nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao động có thể kém về kỹ năng nhưng giá thấp hoặc khai thác nguồn lao động kỹ năng dồi dào. Ngoài ra, hình thức vốn này còn nhằm tranh giành các nguồn tài nguyên chiến lược để khỏi lọt vào tay đối thủ cạnh tranh.

+ Vốn tìm kiếm hiệu quả: Nhằm tận dụng giá thành đầu vào kinh doanh thấp ở nước tiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công rẻ, giá các yếu tố sản xuất như điện nước, chi phí thông tin liên lạc, giao thông vận tải, mặt bằng sản xuất kinh doanh rẻ, thuế suất ưu đãi, điều kiện pháp lý v.v...

+ Vốn tìm kiếm thị trường: Nhằm mở rộng thị trường hoặc giữ thị trường khỏi bị đối thủ cạnh tranh giành mất. Ngoài ra, hình thức đầu tư này còn nhằm tận dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa nước tiếp nhận với các nước và khu vực khác, lấy nước tiếp nhận làm bàn đạp để thâm nhập vào các thị trường khu vực và toàn cầu.

=>Doanh nghiệp FDI gắn với các mục tiêu hợp tác kinh tế toàn cầu, mở rộng thị trường hoạt động kinh doanh rộng khắp trên thế giới và tạo ra dòng chảy tiền tệ quốc tế nhằm đạt được nguồn lợi nhuận và lợi ích dài hạn.

2. Ưu điểm của hình thức đầu tư FDI so với hình thức đầu tư khác

2.1 Ưu điểm của vốn FDI

  • Bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế xã hội trong nước, tăng lượng việc làm và đào tạo nhân công, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
  • Tiếp thu công nghệ và kinh nghiệm quản lý
  • Tham gia vào mạng lưới sản xuất toàn cầu
  • Nguồn thu ngân sách lớn.
  • FDI không để lại gánh nợ cho chính phủ nước tiếp nhận đầu tư về chính trị, kinh tế như hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) hoặc các hình thức đầu tư nước ngoài khác như vay thương mại, phát hành trái phiếu ra nước ngoài
  • Nhà đầu tư không dễ dàng rút vốn ra khỏi nước sở tại. Đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động mạnh đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước tiếp nhận theo nhiều phương diện: chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng lãnh thổ, cơ cấu theo nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư.

2.2 Nhược điểm của vốn FDI

  • Đầu tư FDI chỉ tập trung vào một số lĩnh vực nhất định thiếu sự đa dạng.
  • Đầu tư FDI chưa tạo ra sự lan toả công nghệ cho các nước nhận vốn đầu tư, các ngành bổ trợ trong nước vẫn chưa phát triển tương xứng với việc đầu tư FDI
  • Một số dự án/doanh nghiệp FDI gây ô nhiễm môi trường.

3. Điều kiện, nguyên tắc thực hiện hoạt động đầu tư theo hình thức góp vốn của doanh nghiệp FDI

  • Phải có ít nhất 1 trong những đối tượng là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam đứng ra thành lập hoặc góp vốn.
  • Để trở thành doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp không được tổ chức hoạt động kinh doanh những ngành nghề bị cấm như kinh doanh mại dâm, chất ma túy, mua bán người, bộ phận cơ thể, pháo nổ, dịch vụ đòi nợ, ...
  • Nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư và thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi tiến hành thành lập tổ chức kinh tế.
  • Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, cá nhân, tổ chức cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp và nộp lên Phòng Đăng ký kinh doanh của sở Kế hoạch và Đầu tư tại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính

Mới cập nhật

  • LÀM GÌ KHI THỊ TRƯỜNG BẤT NGỜ GIẢM MẠNH

    LÀM GÌ KHI THỊ TRƯỜNG BẤT NGỜ GIẢM MẠNH

    Đầu tư là một quá trình dài hạn và không nên đánh giá thành công hoặc thất bại dựa trên một phiên giao dịch duy nhất. Hãy kiên nhẫn và kiên trì trong việc theo đuổi kế hoạch đầu tư.

  • Cách đọc và phân tích biểu đồ chứng khoán

    Cách đọc và phân tích biểu đồ chứng khoán

    Đọc và phân tích biểu đồ chứng khoán là cần thiết, trước khi ra quyết định mua bất kỳ cổ phiếu nào, nhà đầu tư cần xác định được cơ hội cũng như rủi ro của mã cố phiếu đó thông qua các tiêu chí cơ bản. Sau khi đã chọn được cổ phiếu tiềm năng, nhà đầu tư cần xác định điểm mua hợp lý.

  • TÌM HIỂU VỀ THUẾ VAT VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

    TÌM HIỂU VỀ THUẾ VAT VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

    Thuế VAT là một loại thuế tiêu dùng áp dụng trên hàng hóa và dịch vụ ở mức độ phân phối và tiêu dùng cuối cùng. Tức là, khi sản phẩm hoặc dịch vụ được bán cho người tiêu dùng cuối cùng, mức thuế VAT sẽ được tính và thu vào ngân sách nhà nước.