Đây là những thao tác cơ bản trong phân tích kỹ thuật, một công cụ thường được nhà đầu tư sử dụng dựa trên lịch sử biến động giá của mã cổ phiếu.
Đọc và phân tích biểu đồ chứng khoán giúp chúng ta xác định được điểm mua bán hợp lý
Phân tích kỹ thuật là gì?
Phân tích kỹ thuật là dự báo về biến động giá trong tương lai dựa trên quá trình xem xét các biến động giá ở các giai đoạn trong quá khứ. Giống như dự báo thời tiết, phân tích kỹ thuật không đảm bảo tính chính xác tuyệt đối về những dự đoán trong tương lai. Thay vào đó, công cụ phân tích này giúp các nhà đầu tư dự đoán những khả năng có thể xảy ra với giá theo thời gian.
Phân tích kỹ thuật có thể áp dụng cho cổ phiếu, giá hàng hoá hoặc bất kỳ các giao dịch nào mà giá bị ảnh hưởng bởi lực cung và cầu. Cụ thể, dữ liệu giá sẽ đề cập đến giá mở cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất, giá đóng cửa, khối lượng giao dịch cho một mã chứng khoán nhất định trong khung thời gian cụ thể. Khung thời gian có thể dựa trên các dữ liệu khác nhau như: 1 phút, 5 phút, 30 phút… hay dữ liệu giá theo ngày, theo tuần, theo tháng hoặc dài hơn như cả năm hoặc vài năm. Xem lại phân tích kỹ thuật chứng khoán cho nhà đầu tư mới
Các dạng đồ thị nến
Có nhiều loại đồ thị khác nhau được sử dụng để phân tích kỹ thuật, trong đó có 3 dạng biểu đồ thường gặp nhất trong chứng khoán:
Đồ thị nến – loại đồ thị xuất hiện thường xuyên nhất, sẽ được đề cập đến trong bài viết này
Đồ thị hình thanh
Đồ thị dạng đường
Các thông tin cơ bản trong biểu đồ chứng khoán
Trong ảnh là giao diện tổng quan của đồ thị hình nến được lấy từ biểu đồ phân tích kỹ thuật trong phần mềm V-Pro của CTCP Chứng khoán VIETCAP, đồ thị có 2 trục thông tin nhất định:
Trục ngang: thông tin thời gian.
Trục dọc bên phải: thông tin về giá.
Các thông tin cơ bản của biểu đồ:
VCI: Mã chứng khoán – Tra cứu mã chứng khoán cần xem.
CTCP CHUNG KHOAN VIETCAP: Tên công ty.
46,400: Giá giao dịch hiện tại, giá đóng cửa cuối phiên.
1,500 – 3.13%: giảm 1,500 -3.13% so với phiên liền trước.
7,099,200: Khối lượng khớp lệnh trong phiên.
5,954,000: Khối lượng khớp lệnh phiên liền trước.
O – Open: Giá mở cửa (48,500).
H – High: Giá cao nhất (48,500).
L – Low: Giá thấp nhất (46,300).
Các mốc thời gian thường sử dụng: D, W, M, m, T.
D – Thời gian theo ngày (Day)
W – Thời gian theo tuần (Week)
M – Thời gian theo tháng (Month)
m – Thời gian theo phút (minute)
T – Tổng hợp theo lệnh mỗi lệnh khớp (5, 10, … lệnh khớp sẽ tạo thành một nến)
Ta có thể dễ dàng quan sát được biến động giá của cổ phiếu trong biểu đồ nến, theo đó, giá mỗi phiên được thể hiện bằng một cây nến. Màu của cây nến cũng biểu thị các ý nghĩa khác nhau:
Nến trắng hoặc nến xanh: cho biết giá giao dịch của ngày hôm đó cao hơn so với giá mở cửa.
Nến màu đỏ: thể hiện giá hôm đó thấp hơn giá mở cửa.
Cây nến càng dài chừng tỏ biến động giữa giá mở cửa và giá đóng cửa càng lớn.
Khối lượng giao dịch:
Khối lượng giao dịch là số lượng cổ phiếu giao dịch trong một khung thời gian đã được mặc định theo: ngày, tuần, tháng… Khối lượng giao dịch là động lực tạo nên sự tăng – giảm giá của cổ phiếu. Màu của thanh khối lượng màu xanh hiển thị cho việc giá đóng cửa ngày hôm đó cao hơn giá mở cửa, màu đỏ thể hiện giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa.
Khối lượng giao dịch là một trong những yếu tố quan trọng khi phân tích biểu đồ chứng khoán. Người ta thường nhìn vào khối lượng giao dịch để có thể biết được về tâm lý của nhà đầu tư. Trường hợp nến đỏ kết hợp với khối lượng giao dịch lớn cho thấy tâm lý nhiều nhà đầu tư muốn bán dẫn đến xu hướng giá có khả năng giá tiếp tục giảm. Ngược lại, nến xanh kết hợp với khối lượng lớn thể hiện nhà đầu tư muốn mua nên giá sẽ có xu hướng tăng lên tiếp trong các phiên giao dịch sau đó.
Trường hợp khối lượng giao dịch thấp cũng cho thấy nhà đầu tư đang không muốn giao dịch cổ phiếu dẫn đến việc thanh khoản khác, hoặc thị trường khan hiếm cổ phiếu làm cho cổ phiếu đó được giao dịch với khối lượng kém.
Cách để thêm các chỉ báo để phân tích biểu đồ trong phần mềm VPro của VIETCAP
Sau khi mở mục Đồ thị tổng hợp trong tab Phân tích kỹ thuật, nhà đầu tư nhấn chuột phải vào khoảng trống trên đồ thị. Trong mục Insert Indicator hiển thị rất nhiều các chỉ báo có thể giúp nhà đầu tư thêm vào đồ thị để phân tích một cách hiệu quả nhất.
Công cụ nhóm vẽ
Để nhận biết các công cụ nhóm vẽ, nhà đầu tư có thể nhìn qua cột bên phải để thấy rất nhiều mục giúp nhà đầu tư có thể phân tích hiệu quả hơn, từ đó kết hợp các công cụ với nhau đạt hiệu quả phân tích tối ưu.
Trên đây là một số hướng dẫn cơ bản giúp nhà đầu tư có thể đọc hiểu biểu đồ chứng khoán, phân tích cổ phiếu một cách cơ bản nhất. Để có kỹ năng phân tích kỹ thuật tốt hơn, nhà đầu tư cần phải nghiên cứu chuyên sâu hơn về các chỉ báo, kết hợp công cụ khác nhau để có thể tối ưu hóa hiệu quả phân tích, từ đó có thể dự đoán xu hướng giá hiệu quả và chọn điểm mua – điểm bán tốt hơn, gia tăng hiệu quả và tối ưu hóa lợi nhuận đầu tư.