1. Trend:
Hiểu 1 cách đơn giản là chúng ta không chọn mua vào CP có xu hướng giảm, mà chọn những CP có "Hình mẫu xu hướng " tăng giá. ( Giá > MA200; các đường MA ngắn ngày dốc lên và cắt lên các đường MA dài ngày cũng đang dốc lên.v.v...Cổ phiếu đang tìm đỉnh giá mới..)
2. Fundemental:
Hầu hết các siêu cổ phiếu trước hoặc trong giai đoạn tăng giá mạnh đều có sự tăng trưởng dương về doanh thu, lợi nhuận và biên lợi nhuận. Việc này ít nhất phải được nhìn thấy trong 2-3 quý trở lên.
3. Catalyst:
Cá nhân tôi thích gọi đây là điểm nhấn đầu tư hơn là "chất xúc tác". Mỗi cổ phiếu khi tạo nên mức tăng giá đột phá đều ẩn chứa một “chất xúc tác” mạnh khiến các nhà đầu tư tổ chức ưa thích. Đó có thể là một sản phẩm mới, một đột phá về công nghệ, một hợp đồng béo bở mới giành được, hay lợi thế xuất hiện khi đối thủ cạnh tranh gặp khó khăn.v.v...
4. Entry Point:
Định thời điểm mua hợp lý là mấu chốt của tất cả hệ thống giao dịch theo xu hướng. Đó là những điểm mua có rủi ro thấp (Pivot point) giúp chúng tôi nhanh chóng có lãi và đạt lợi nhuận lớn. CP tốt nhưng vào không đúng thời điểm, bạn có thể sẽ mất thời gian chờ đợi và đôi khi dính các stoploss không cần thiết.
5. Exit Point:
Không phải cổ phiếu nào có đặc điểm của một siêu cổ phiếu đều sẽ xuất hiện sóng tăng giá mạnh. Nhiều cổ phiếu không hề tăng giá cho dù tín hiệu tại điểm mua rất chuẩn. Chúng tôi hay nói là không có phương pháp hoàn hảo là vậy. Do vậy, chúng tôi phải thiết lập lệnh dừng lỗ cho những giao dịch thất bại nhằm bảo vệ nguồn vốn. Đồng thời, cũng phải biết cách bán để thực hiện hoá lợi nhuận.
Theo Giao Dịch Như Một Phù Thủy Chứng Khoán