Mẫu hình cái nêm tăng (Rising wedge)/ nêm giảm (Falling wedge)

Cái nêm (wedge) là gì? Ngoài đời, cái nêm là 1 dụng cụ có hình tam giác, hình dáng tương tự như mặt phẳng nghiêng. Nó được dùng để tách hai vật hoặc dùng để chia một vật, nâng vật hoặc giữ một vật ở đúng vị trí. Trong phân tích kỹ thuật đồ thị thì mẫu hình nêm cho ta tín hiệu tạm dừng xu hướng hiện tại hoặc có thể đảo chiều xu hướng.

1- Nêm Tăng (Rising wedge)

nêm tăngLà một mẫu hình báo hiệu khả năng đảo chiều xu hướng tăng trước đó hoặc tiếp tục xu hướng giảm chính trước đó. Có nghĩa là, nếu xu hướng trước đó là tăng thì mẫu hình báo hiệu tín hiệu là sự đảo chiều xu hướng. Còn nếu xu hướng chính của đồ thị đang là giảm thì sự hồi phục hiện tại chỉ là ngắn hạn và sẽ tiếp tục giảm trong xu hướng của nó. 

Các yếu tố hình thành nên mẫu hình Nêm tăng:

- Xu hướng trước: Để đủ điều kiện là một mô hình đảo chiều, phải có xu hướng trước để đảo ngược. Lý tưởng nhất, nêm tăng sẽ hình thành sau một xu hướng tăng kéo dài và đánh dấu mức cao cuối cùng.

- Đường kháng cự trên: Cần ít nhất hai đỉnh cao kháng cự để tạo thành đường kháng cự trên, lý tưởng là ba. Đỉnh sau phải cao hơn đỉnh trước để chúng ta có đường kháng cự dốc lên.

- Đường hỗ trợ dưới: Cần có ít nhất hai đáy thấp để tạo thành đường hỗ trợ dưới. Đáy sau phải cao hơn đáy trước để có đường kháng cự dốc lên.

- Giá tăng với biên độ ngày càng hẹp: Đường kháng cự trên và đường hỗ trợ dưới hội tụ khi mô hình hình thành. Giá tiếp tục tăng, nhưng càng lên cao thì biên độ tăng giảm ngày càng hẹp, điều này chứng tỏ lực cầu càng lên cao càng đuối sức, và chỉ chờ tới thời điểm cung thắng thế. 

- Gãy hỗ trợ: Sự xác nhận giảm giá của mô hình sẽ không đến cho đến khi đường hỗ trợ bị phá vỡ một cách thuyết phục. Khi hỗ trợ bị phá vỡ, đôi khi có thể đợt hồi phục nhầm kiểm tra mức kháng cự mới hình thành. Đây là 1 cơ hội để chúng ta xem xét thoát ra khỏi vị thế mua.

Nêm tăng hồi phục để bánKhối lượng giao dịch: Lý tưởng nhất là khối lượng sẽ giảm khi giá tăng lên kháng cự và xu hướng khối lượng giảm dần trong khi hình thành nêm tăng. Việc khối lượng lại tăng mạnh khi phá vỡ đường hỗ trợ có thể được coi là xác nhận giảm giá.

Nêm tăng có thể là một trong những mẫu biểu đồ khó nhận biết và giao dịch. Do việc hình thành của nó có vẻ như là đồ thị vẫn đang trong 1 xu hướng tăng bình thường. Việc phá vỡ hỗ trợ cuối cùng cho thấy rằng lực cung cuối cùng đã chiến thắng và giá có thể sẽ thấp hơn. Không có kỹ thuật đo lường nào để ước tính sự sụt giảm - các khía cạnh khác của phân tích kỹ thuật nên được sử dụng để dự báo mục tiêu giá một cách tương đối.

2- Nêm giảm (Falling wedge) 

nêm giảmCũng tương tự như mẫu hình Nêm tăng, thì mẫu hình Nêm giảm là một mẫu hình báo hiệu khả năng đảo chiều xu hướng giảm trước đó hoặc tiếp tục xu hướng tăng chính trước đó. Có nghĩa là, nếu xu hướng trước đó là giảm thì mẫu hình báo hiệu tín hiệu là sự đảo chiều xu hướng. Còn nếu xu hướng chính của đồ thị đang là tăng thì xu hướng giảm ngắn hạn hiện tại sẽ sớm kết thúc để vẫn đảm bảo đồ thị tiếp tục xu hướng chính của nó.

Các yếu tố hình thành nên mẫu hình Nêm giảm:

- Xu hướng trước: Để đủ điều kiện là một mô hình đảo chiều, phải có một xu hướng trước đó để đảo ngược. Lý tưởng nhất, nêm giảm sẽ hình thành sau một xu hướng giảm kéo dài và đánh dấu mức thấp cuối cùng.

- Đường kháng cự trên: Cần ít nhất hai đỉnh để tạo thành đường kháng cự trên, lý tưởng là ba. Đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước để ta có đường kháng cự dốc xuống.

- Đường hỗ trợ dưới: Cần có ít nhất hai đáy thấp nhất để tạo thành đường hỗ trợ dưới. Đáy sau thấp hơn đáy trước đó để hình thành đường hỗ trợ có độ dốc xuống.

- Giao dịch với biên độ hẹp: Đường kháng cự trên và đường hỗ trợ dưới hội tụ để tạo thành một hình nón khi mô hình hình thành. Việc tạo đáy thấp mới và đỉnh thấp mới ngày càng có biên độ giá gần nhau, cho thấy nguồn cung ngày càng cạn kiệt, áp lực bán ngày càng thấp, làm độ dốc của đường hỗ trợ không bắt kịp độ dốc đường kháng cự.

- Phá vỡ kháng cự: Sự xác nhận tăng giá của mẫu hình không đến cho đến khi đường kháng cự bị phá vỡ một cách thuyết phục. Khi mức kháng cự bị phá vỡ, đôi khi có thể có một sự điều chỉnh để kiểm tra mức hỗ trợ mới được hình thành này. Đây là cơ hội để nhà đầu tư tham gia vào vị thế mua.

nêm giảm điều chỉnh- Khối lượng: Mặc dù khối lượng không đặc biệt quan trọng đối với nêm tăng, nhưng nó là một thành phần thiết yếu để xác nhận sự bứt phá của nêm giảm. Nếu không có sự gia tăng về khối lượng, sự đột phá sẽ thiếu thuyết phục và dễ bị thất bại.

Cũng giống như nêm tăng, nêm giảm có thể là một trong những mẫu biểu đồ khó nhận biết và giao dịch. Khi mức cao thấp hơn và mức thấp hơn thấp hơn hình thành, chứng khoán vẫn ở trong xu hướng giảm. Nêm giảm được thiết kế để phát hiện đà giảm và cảnh báo các nhà phân tích về sự đảo ngược xu hướng tiềm năng. Mặc dù áp lực bán có thể đang giảm dần, nhưng lực cầu vẫn chưa thể thắng được cho đến khi vùng kháng cự bị phá vỡ. Như với hầu hết các mẫu hình, điều quan trọng là phải đợi một sự bứt phá và kết hợp các khía cạnh khác của phân tích kỹ thuật để xác nhận tín hiệu.

Mới cập nhật

  • LÀM GÌ KHI THỊ TRƯỜNG BẤT NGỜ GIẢM MẠNH

    LÀM GÌ KHI THỊ TRƯỜNG BẤT NGỜ GIẢM MẠNH

    Đầu tư là một quá trình dài hạn và không nên đánh giá thành công hoặc thất bại dựa trên một phiên giao dịch duy nhất. Hãy kiên nhẫn và kiên trì trong việc theo đuổi kế hoạch đầu tư.

  • Cách đọc và phân tích biểu đồ chứng khoán

    Cách đọc và phân tích biểu đồ chứng khoán

    Đọc và phân tích biểu đồ chứng khoán là cần thiết, trước khi ra quyết định mua bất kỳ cổ phiếu nào, nhà đầu tư cần xác định được cơ hội cũng như rủi ro của mã cố phiếu đó thông qua các tiêu chí cơ bản. Sau khi đã chọn được cổ phiếu tiềm năng, nhà đầu tư cần xác định điểm mua hợp lý.

  • TÌM HIỂU VỀ THUẾ VAT VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

    TÌM HIỂU VỀ THUẾ VAT VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

    Thuế VAT là một loại thuế tiêu dùng áp dụng trên hàng hóa và dịch vụ ở mức độ phân phối và tiêu dùng cuối cùng. Tức là, khi sản phẩm hoặc dịch vụ được bán cho người tiêu dùng cuối cùng, mức thuế VAT sẽ được tính và thu vào ngân sách nhà nước.