Các đường trung bình động này có thể được sử dụng để xác định hướng của xu hướng hoặc xác định các mức hỗ trợ và kháng cự tiềm năng. Chúng cũng tạo thành nền tảng cho nhiều chỉ báo kỹ thuật khác, chẳng hạn như Bollinger Bands, MACD và McClellan Oscillator.
Hai loại đường trung bình phổ biến nhất là Đường trung bình trượt đơn giản (SMA) và Đường trung bình động theo hàm mũ (EMA), sẽ được thảo luận trong bài viết này.
Đường Trung Bình động đơn giản - Simple Moving Average
+ MA là viết tắt của Moving Average. Nó cũng là một dạng đồ thị đường bằng cách làm mượt giá để mọi người dễ quan sát và sử dụng như là một công cụ dự báo, xác định hỗ trợ, kháng cự.
+ MA càng nhỏ thì càng bám sát đồ thị nến. MA10 thì sẽ sát hơn MA20, MA20 thì sát hơn MA30…
+ MA càng nhỏ thì khả năng bị nhiễu càng cao và dễ bị tác động hơn đường MA lớn. MA10 dễ bị nhiễu hơn MA20, MA20 bị nhiễu hơn MA50…
- Cách tính đường trung bình động SMA
+ SMA được tính bằng cách lấy trung bình giá đóng cửa của N cây nến trong 1 khung thời gian nhất định.
Hình 1: Tính giá trị của SMA10 tại ngày 11/8
Giá cổ phiếu HPG từ ngày 29/07/2022 đến ngày 11/08/2022 |
+ SMA 10 = (tổng của giá đóng của của 10 phiên trước đó)/10= (21.5+22.8+22.9+23.75+23.65+23.3+23.6+24.1+23.8+23.4)/10=23.28
|
- Đường trung bình MA sử dụng như thế nào?
+ MA là công cụ thể hiện xu hướng của thị trường
Hình 2: Xu hướng tăng
a |
b |
* Ở biểu đồ ‘’a’’ đường MA10 hướng lên cho thấy xu hướng VNINDEX đang hướng lên
* Ở biểu đồ ‘’b’’ có sự khác biệt là sự xuất hiện của MA20 cũng hướng lên và đặt biệt MA10 cắt MA20 hướng lên thể hiện xu hướng tăng mạnh mẽ hơn việc chỉ có MA10 ở biểu đồ a. Lúc này cân nhắc mua vào.
Hình 3: Xu hướng giảm
a |
b |
* Tương tự ở xu hướng tăng thì ở biểu đồ ‘’a” khi MA10 hướng xuống thì là xu hướng giảm
* Ở biểu đồ ‘’b’’ MA10 cắt MA20 hướng xuống khẳng định xu hướng giảm mạnh mẽ hơn. Và những lúc như vậy cân nhắc bán ra.
Hình 4: Xu hướng sideway
* Các đường trung bình MA đi ngang và cắt lên xuống liên tục không rõ xu hướng. Giai đoạn này tốt nhất hạn chế mua bán đợi tới khi xu hướng rõ ràng.
+ MA là công cụ xác định vùng kháng cự-hỗ trợ của xu hướng
Hình 5: Hỗ trợ
* Trong xu hướng tăng sau khi giá giảm chạm vào các đường trung bình MA10 MA20 MA50… thì sẽ có xu hướng bật lên tăng trở lại thì gọi là vùng ‘’Hỗ Trợ’’.
Hình 6: Kháng cự
* Trong xu hướng giảm sau khi giá tăng chạm vào các đường trung bình MA10 MA20 MA50… thì sẽ có xu hướng giảm xuống tiếp trở lại thì gọi là vùng ‘’Kháng cự’’.