STB - Mảng kinh doanh cốt lõi giúp KQKD vượt dự báo

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB) công bố KQKD 2020 với tổng thu nhập từ HĐKD (TOI) đạt 17,3 nghìn tỷ đồng (+18% YoY) và LN ròng đạt 2,7 nghìn tỷ đồng (+9,3% YoY), hoàn thành lần lượt 101,5% và 103,9% dự báo 2020 tương ứng của chúng tôi.

Mức tăng trong LNST chủ yếu được dẫn dắt bởi (1) mức tăng lần lượt là 25,6% YoY và 15,8% YoY trong thu nhập lãi ròng (NII) và thu nhập phí ròng (NFI) (bao gồm giao dịch ngoại hối) và (2) mức tăng 29,2% YoY trong thu nhập từ hoạt động đầu tư, phần nào bị ảnh hưởng bởi (1)  mức giảm  20,9% YoY trong thu nhập ròng khác và (2) mức tăng 35,5% trong chi phí dự phòng. Chúng tôi cho rằng sẽ không có thay đổi đáng kể cho dự báo lợi nhuận của chúng tôi, dù cần thêm đánh giá chi tiết.  

Cổ phiếu STB

NIM  2020 tiếp tục tăng bất chấp các thách thức từ dịch COVID-19. STB báo cáo NIM 2020 đạt 2,95% (+21 điểm cơ bản YoY).
  Bất chấp mức giảm 49 điểm cơ bản YoY trong lợi suất tài sản sinh lãi (IEA), kết quả NIM tích cực chủ yếu do (1) mức giảm 35 điểm cơ bản YoY trong chi phí vốn  sau một loạt các đợt giảm lãi suất của NHNN kể từ quý 4/2019 với tổng cộng 150 điểm cơ bản, (2) mức hoàn nhập lãi dự thu thấp hơn khi chúng tôi ghi nhận số dư lãi dự thu giảm chỉ 2,0 nghìn tỷ đồng trong năm 2020 so với mức giảm 3,6 nghìn tỷ đồng trong năm 2019 và (3) tăng trưởng cho vay cao hơn đạt 14,9% (so với dự báo 13,0% và hạn mức tín dụng điều chỉnh từ NHNN là 13,5%) so với tăng trưởng huy động 6,8%. Tính theo cơ sở so với quý trước (QoQ), NIM quý 4/2020 giảm 9,3 điểm cơ bản còn 2,95% từ 3,04% trong quý 3/2020, chúng tôi tin tằng chủ yếu đến từ mức hoàn nhập lãi dự thu cao hơn trong quý 4/2020 (877 tỷ đồng so với 235 tỷ đồng trong quý 3/2020).

Mảng kinh doanh cốt lõi vẫn duy trì ổn định với TOI tăng 18,0% YoY trong năm 2020, chủ yếu đến từ (1) mức tăng 25,6% YoY trong NII, (2) mức tăng 12,7% YoY trong NFI thuần và (3) mức tăng 33,0% YoY trong giao dịch từ ngoại hối, phần nào bị ảnh hưởng bởi mức giảm 20,9% YoY trong thu nhập ròng khác do đà thu hồi chậm từ các khoản nợ đã xử lý, theo quan điểm của chúng tôi.
  Tính theo cơ sở hàng quý, STB ghi nhận mức tăng trưởng 4,3% QoQ trong TOI vào quý 4/2020 nhờ (1) mức tăng 58,1% QoQ trong giao dịch từ ngoại hối, (2) mức tăng 19,1 lần QoQ trong thu nhập từ hoạt động đầu tư và (3) mức tăng 63,1% QoQ trong thu nhập ròng khác (có thể do nhận lãi trả chậm từ việc thanh lý quỹ đất Cần Đước trong quý 4/2020), một phần bị ảnh hưởng bởi (1) mức giảm 0,7% QoQ trong NII và (2) mức giảm 13,8% QoQ trong NFI thuần.  

Chi phí dự phòng 2020 là thấp hơn so với dự báo của chúng tôi.
 STB ghi nhận chi phí dự phòng đạt 2,9 nghìn tỷ đồng (+35.5% YoY), hoàn thành 86,5% dự báo 2020 của chúng tôi – với chi phí dự phòng quý 4 tính riêng chỉ đạt 64 tỷ đồng (so với 1,3 nghìn tỷ đồng trong quý 3/2020 và 469 tỷ đồng trong quý 4/2019).  Thuyết minh chi tiết cho khoản mục này không được công bố trong báo cáo tài chính quý 4/2020; tuy nhiên, chúng tôi cho rằng mức giảm đáng kể trong chi phí dự phòng quý 4/2020 do (1) mức giảm 24 điểm cơ bản QoQ trong tỷ lệ nợ xấu, (2) hoàn nhập dự phòng 642 tỷ đồng cho tài sản có rủi ro tín dụng trong khoản mục tài sản khác (so với 731 tỷ đồng dự phòng tài sản có rủi ro tín dụng trong quý 3/2020) và (3) hoàn nhập 10 tỷ đồng trong dự phòng VAMC, theo ước tính của chúng tôi. Chúng tôi lưu ý rằng mức giảm trong tỷ lệ nợ xấu quý 4/2020 phần nào do 236 tỷ đồng xử lý nợ trong quý .

Tỷ lệ CIR tăng mạnh lên 78,5% trong quý 4/2020 từ 54,6% trong quý 3/2020 chủ yếu do khoản dự phòng 1,1 nghìn tỷ đồng cho tài sản có khác trong quý 4/2020 so với 98 tỷ đồng trong quý 3/2020.
 

Tất cả các thành tố trong tài sản không sinh lãi đều cải thiện trong quý 4/2020
. Theo đó, số dư khoản phải thu giảm còn 21,3 nghìn tỷ đồng trong quý 4/2020 (-1,6% QoQ và -4,4% YoY) trong khi lãi dự thu và tỷ lệ nợ xấu lần lượt giảm còn 17,5 nghìn tỷ đồng (-4,8% QoQ và -10,4% YoY) và 1,70% (-44 điểm cơ bản QoQ; -24 điểm cơ bản YoY). STB đã xử lý 3,7 nghìn tỷ đồng nợ VAMC trong quý 4/2020. Tính đến 2020, STB đã xử lý 6,3 nghìn tỷ đồng VAMC (so với dự phóng của chúng tôi 5 nghìn tỷ đồng)  và ghi nhận 312 tỷ đồng dự phòng trái phiếu VAMC.

Mới cập nhật

  • TOP 100 VỐN HÓA SÀN HOSE ĐẦU THÁNG 3/2024

    TOP 100 VỐN HÓA SÀN HOSE ĐẦU THÁNG 3/2024

    Top 100 cổ phiếu có vốn hóa lớn trên sàn HOSE, danh sách các cổ phiếu này thường bao gồm các tên tuổi lớn trong ngành công nghiệp và có ảnh hưởng lớn đến chỉ số thị trường chung. Đầu tư vào các cổ phiếu có vốn hóa lớn có thể mang lại lợi ích ổn định và tiềm năng sinh lời cao cho nhà đầu tư.

  • THỜI ĐIỂM TỐT ĐỂ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

    THỜI ĐIỂM TỐT ĐỂ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

    Trên cơ sở tăng trưởng kinh tế ổn định, cải cách cấu trúc kinh tế, và những chính sách hỗ trợ từ chính phủ, tháng 6/2023 được xem là thời điểm đáng chú ý và phù hợp để nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về lý do tại sao tháng 6/2023 mang lại cơ hội tốt cho nhà đầu tư.

  • Nhật ký Ý tưởng thị trường trong giờ giao dịch #12/04/2023

    Nhật ký Ý tưởng thị trường trong giờ giao dịch #12/04/2023

    Nhật ký "Ý tưởng thị trường" ghi lại trải nghiệm về giờ giao dịch trên thị trường chứng khoán team Easystock công tác tại Công ty CP chứng khoán Bản Việt. Nhằm cung cấp thông tin tham khảo cho nhà đầu tư. Chúng tôi không kêu gọi mua bán chủ quan để vụ lợi. Nhà đầu tư có thể kiểm chứng các ý tưởng này trước khi ra quyết định đầu tư hay không.