---------------------------------------
AST: Quý đầu tiên có lãi trong 2 năm – Báo cáo KQKD
CTCP Dịch vụ Hàng không Taseco (AST) đã công bố KQKD quý 2/2022 với:
- Doanh thu đạt 135 tỷ đồng (+167% YoY)
- LNST sau lợi ích CĐTS đạt 14 tỷ đồng so với mức lỗ trong quý 2/2021 là 32 tỷ đồng.
Do AST bắt đầu có lợi nhuận dương trong quý 2/2022 nhờ thị trường hàng không trong nước phục hồi mạnh - kỳ vọng thị trường hàng không quốc tế sẽ tiếp tục phục hồi trong năm 2022
AST có phiên giao dịch ấn tượng ngày 29/07/2022 với volume khớp lệnh đột biến, dù là đột biến nhưng cũng chỉ 65k cổ phiếu khớp lệnh trong phiên so với mức trung bình chỉ hơn 21k cổ phiếu (MA20 volume). AST cho tín hiệu mua vào với giá hỗ trợ 58.7 (stoploss khi đóng cửa dưới hỗ trợ), mục tiêu 1 giá 64, xa hơn là 66
** Tra cứu tín hiệu cổ phiếu hàng ngày tại: Lọc cổ phiếu
---------------------------------------
DGW: Mảng di động dẫn dắt tăng trưởng doanh số, nhưng mảng laptop chững lại – Báo cáo KQKD
* CTCP Thế Giới Số (DGW) công bố KQKD 6 tháng đầu năm 2022 với
- Doanh thu đạt 11,9 nghìn tỷ đồng (+29% YoY)
- LNST sau lợi ích CĐTS đạt 348 tỷ đồng (+56% YoY),
Trong quý 2/2022
- Doanh thu của DGW đạt 4,9 nghìn tỷ đồng (+16% YoY)
- LNST sau lợi ích CĐTS đạt 137 tỷ đồng (+18% YoY).
Sự thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng phổ thông để thích ứng với lạm phát bằng cách cắt giảm tiêu dùng không thiết yếu bắt đầu có ảnh hưởng lớn hơn đối với đà tăng trưởng của DGW, được thể hiện rõ nét hơn trong tăng trưởng doanh số bán laptop và máy tính bảng kém tích cực. Mặc dù đà tăng trưởng doanh thu mảng di động cũng giảm tốc, nhưng mảng này vẫn ghi nhận mức tăng trưởng trên 25% và dẫn dắt doanh số của DGW.
Doanh thu từ mảng di động (chiếm 55% tổng doanh thu 6 tháng đầu năm 2022) tăng 26% YoY trong quý 2/2022, cao đáng kể so với mức tăng trưởng chung của ngành nhờ doanh số cao từ iPhone và Xiaomi, theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu thị trường Đức GfK.
Doanh thu laptop & máy tính bảng (chiếm 28% tổng doanh thu 6 tháng đầu năm 2022) giảm 15% YoY trong quý 2/2022 sau khi tăng 64% YoY trong quý 1/2022. Theo quan sát của VCSC, lượng tồn kho laptop tại các nhà bán lẻ ở mức cao do kỳ vọng sẽ thiếu nguồn cung trong bối cảnh triển vọng tiêu thụ phục hồi kể từ đầu quý 1/2022, tuy nhiên, nhu cầu thực tế thấp trong quý 2/2022 khiến hàng tồn kho của các nhà bán lẻ dồi dào và dẫn đến giảm tăng trưởng doanh số bán laptop của DGW trong quý 2/2022. Ban lãnh đạo kỳ vọng doanh số bán laptop sẽ trở lại quỹ đạo tăng trưởng trong quý 3/2022 khi vào mùa tựu trường.
Mặt khác, doanh thu từ thiết bị văn phòng tăng 48% YoY trong quý 2/2022, tiếp tục được dẫn dắt bởi các thiết bị IoT – đặc biệt với sự ra mắt của Xiaomi TV vào đầu tháng 6. Hàng tiêu dùng bắt đầu có đà tăng trưởng ổn định với mức tăng trưởng doanh thu 19% YoY trong quý 2/2022; tuy nhiên, mảng hàng tiêu dùng vẫn còn gặp nhiều thách thức.
Biên lợi nhuận ròng 6 tháng đầu năm 2022 duy trì ổn định ở mức 2,9%, gần phù hợp với mục tiêu biên lợi nhuận ròng trung hạn của DGW là 3,0%. Đầu tháng 6/2022, DGW đã ra mắt các sản phẩm mới (Xiaomi TV, Microsoft ESD, Whirlpool và Joyoung), nhưng chúng tôi dự báo đóng góp từ các sản phẩm này vào lợi nhuận trong năm 2022 là không đáng kể.
DGW vẫn chưa cho tín hiệu mua vào khi đang vẫn vận động dưới MA200 , kháng cự gần nhất là MA50 vùng giá 63.8, nếu vượt qua đây cùng volume trên 700k cổ phiếu khớp lệnh, có thể phát nên tín hiệu tích cực mua vào, tuy nhiên để chắc chắn cho việc tăng giá thì DGW nên đóng cửa trên MA200 vùng giá 66.4. Việc vượt lên MA200 sẽ đánh dấu xu hướng tăng mới tốt hơn cho DGW.
** Tra cứu tín hiệu cổ phiếu hàng ngày tại: Lọc cổ phiếu
---------------------------------------
DPM: Lợi nhuận tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 2 nhờ giá urê cao – Báo cáo KQKD
Tổng CT Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) công bố KQKD quý 2/2022 với:
- Doanh thu đạt 5,0 nghìn tỷ đồng (+71,1% YoY)
- LNST sau lợi ích CĐTS cốt lõi đạt 1,3 nghìn tỷ đồng (+172,1% YoY), nhờ giá urê tăng 85,5% YoY và bù đắp cho chi phí khí đầu vào tăng 50,5% YoY.
Theo dữ liệu của Bloomberg, giá urê trung bình ở Biển Đen và Trung Đông trong tháng 7/2022 lần lượt là 530 USD/tấn (đi ngang MoM) và 650 USD/tấn (-5,3% MoM), giảm 11,2% và 15,6% so với mức trung bình trong quý 2/2022.
* Như đã nêu trong Báo cáo cập nhật ngành năng lượng ngày 20/07/2022 của VCSC, giá khí quốc tế dự kiến sẽ vẫn ở mức cao cho đến năm 2023, điều này sẽ làm giảm nguồn cung urê toàn cầu và tiếp tục hỗ trợ giá urê toàn cầu.
DPM vẫn đang giao dịch trong xu hướng giảm xác lập trước đó trong tháng 6 và vẫn dưới MA200. Phiên giao dịch ngày 29/07/2022, DPM phát nên tín hiệu tiếp tục tiêu cực. Hỗ trợ vùng giá 40, nếu đóng cửa dưới 40 e rằng DPM sẽ về vùng giá thấp hơn. Tín hiệu DPM chỉ cải thiện tốt hơn khi vượt qua giá 49.1 hoặc cao hơn là giá 50.
** Tra cứu tín hiệu cổ phiếu hàng ngày tại: Lọc cổ phiếu
---------------------------------------
REE: Lợi nhuận tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 2/2022 nhờ mảng thủy điện – Báo cáo KQKD
CTCP Cơ Điện Lạnh (REE) công bố KQKD quý 2/2022 với:
- Doanh thu tăng 25% YoY, đạt 2 nghìn tỷ đồng.
- LNST sau lợi ích CĐTS tăng 56% YoY, đạt 597 tỷ đồng.
Nhờ lợi nhuận mảng thủy điện tăng mạnh – đặc biệt từ CTCP Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh (HOSE: VSH) do REE đã hợp nhất VSH trong tháng 04/2021.
Vẫn duy trì torng xu hướng tăng dài hạn, khi REE vẫn đang giao dịch trên hỗ trợ MA200 vùng giá 68. Nhưng đồ thị REE cho thấy không mấy tích cực, khi có 2 phiên phân phối với volume khá lớn. Với tình hình tài chính cơ bản khỏe mạnh, giá hỗ trợ 68 có thể là 1 hỗ trợ tốt để mua vào. Khuyến nghị tiếp tục quan sát và chờ đợi.
** Tra cứu tín hiệu cổ phiếu hàng ngày tại: Lọc cổ phiếu
---------------------------------------
SAB: Doanh thu tăng trưởng mạnh, khả năng sinh lời tiếp tục cải thiện – Báo cáo KQKD
Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SAB) công bố KQKD 6 tháng đầu năm 2022 với:
- Doanh thu tăng 25% YoY đạt 16 nghìn tỷ đồng.
- LNST sau lợi ích CĐTS tăng 48% YoY đạt 2,8 nghìn tỷ đồng.
Trong quý 2/2022, SAB ghi nhận:
- Doanh thu đạt 9 nghìn tỷ đồng (+25% YoY)
- LNST sau lợi ích CĐTS đạt 1,7 nghìn tỷ đồng (+67% YoY).
* Biên lợi nhuận gộp của công ty tiếp tục tăng trong quý 2/2022 có khả năng đến từ
(1) Vị thế thị trường mạnh của SAB,
(2) Hiệu suất sản xuất cải thiện
(3) Giá bán trung bình tăng.
SAB thanh khoản thấp, phần lớn cổ phiếu do tổ chức nắm giữ, hiện tại SAB đang cho tín hiệu chốt lãi 1 phần tại vùng giá cao hiện tại. Kịch bản SAB mong muốn tiếp tục tăng tiếp thì phải có quá trình tích lũy tại vùng giá 180 torng 1 thời gian, để xây dựng nền giá mới. Khuyến nghị chốt 1 phần SAB và chờ đợi các tín hiệu kỹ thuật tiếp theo.
** Tra cứu tín hiệu cổ phiếu hàng ngày tại: Lọc cổ phiếu
---------------------------------------
VHM: Doanh số bán hàng cao trong 6 tháng đầu năm nhờ việc mở bán The Empire – Báo cáo KQKD
CTCP Vinhomes (VHM) công bố KQKD 6 tháng đầu năm 2022 ở mức thấp với:
- LNST sau lợi ích CĐTS đạt 5,05 nghìn tỷ đồng (-68% YoY) chủ yếu do chưa đến thời điểm ghi nhận
(1) Bàn giao một số phân khu tại dự án Ocean Park, Smart City và Grand Park
(2) Kế hoạch bàn giao các căn hộ đã bán tại dự án mới ra mắt The Empire.
Dự án The Empire (460 ha tại Hưng Yên) đã mở bán lẻ 5.300 căn vào cuối tháng 4/2022 và đạt tỷ lệ hấp thụ tích cực (đã bán 86% tính đến cuối quý 2/2022 - tương đương giá trị hợp đồng 49 nghìn tỷ đồng) nhờ vào vị trí chiến lược và các tiện ích đi kèm hấp dẫn.
VHM tiếp tục mò mẫm đáy trong suốt 2021 đến nay, hiện tại tín hiệu VHM cũng chưa rõ ràng để ra quyết định mua vào. Khuyến nghị đứng ngoài và quan sát thêm cho VHM.
** Tra cứu tín hiệu cổ phiếu hàng ngày tại: Lọc cổ phiếu
---------------------------------------
VRE: KQKD quý 2/2022 ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ – Báo cáo KQKD
CTCP Vincom Retail (VRE) báo cáo KQKD quý 2/2022 khả quan với:
- Doanh thu thuần đạt 1,85 nghìn tỷ đồng (+35% QoQ và +22% YoY — chủ yếu nhờ doanh thu cho thuê bán lẻ tăng 46% QoQ và 33% YoY)
- LNST sau lợi ích CĐTS đạt 773 tỷ đồng (+105% QoQ và +99% YoY).
Trong 6 tháng đầu năm 2022:
- Doanh thu thuần của VRE (trong đó mảng cho thuê bán lẻ chiếm 95%) đạt 3,2 nghìn tỷ đồng (-14% YoY)
- LNST sau lợi ích CĐTS đạt 1,15 nghìn tỷ đồng (-2% YoY).
VRE đã chi 464 tỷ đồng cho gói hỗ trợ khách thuê trong quý 1/2022 và chi không đáng kể trong quý 2/2022 so với mức 424 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2021.