-------------------------
DGC: Tín hiệu tích cực từ kế hoạch kinh doanh quý 3/2022
Kế hoạch kinh doanh quý 3/2022 của DGC:
- Doanh thu: 4 nghìn tỷ đồng (+90% YoY và +2% QoQ)
- LNST: 1,3 nghìn tỷ đồng (+166% YoY và -31% QoQ)
Nguồn: DGC, VCSC
Mặc dù vẫn đang duy trì xu hướng tăng dài hạn, khi mà DGC vẫn đang giao dịch trên đường MA200. Chúng tôi cho rằng đây là giai đoạn quan sát dành cho DGC. Nếu DGC giảm dưới giá 88 sẽ phát nên tín hiệu tiêu cực cho DGC.
** Tra cứu tín hiệu cổ phiếu hàng ngày tại: Lọc cổ phiếu
---------------------------------------
HPG: KQKD sơ bộ quý 2/2022 cho thấy lợi nhuận giảm từ mức cơ sở cao trong quý 2/2021
- Doanh thu:37,7 nghìn tỷ đồng (+7% YoY và -14% QoQ)
- LNST đạt 4,0 nghìn tỷ đồng (-59% YoY và -51% QoQ).
Doanh thu quý 2/2022 tăng YoY nhưng giảm QoQ mặc dù HPG có sản lượng bán hàng tăng tưởng tích cực, chủ yếu do giá bán trung bình (ASP) của các sản phẩm thép giảm trong quý 2/2022 so với mức giá đạt đỉnh cao nhất từ đầu năm (YTD) trong tháng 03/2022.
LNST quý 2/2022 giảm mạnh YoY và QoQ do giá nguyên liệu đầu vào cao (chủ yếu là giá than) và giá bán trung bình giảm, từ đó làm giảm biên lợi nhuận do giảm chênh lệch giữa giá đầu vào & giá bán.
Tuy nhiên, chúng tôi lưu ý rằng LNST của quý 2/2021 đạt 9,7 nghìn tỷ đồng – mức LNST theo quý cao thứ 2 trong lịch sử của công ty (LNST theo quý cao nhất của HPG đạt 10,4 nghìn tỷ đồng trong quý 3/2021), tạo ra mức cơ sở so sánh cao cho quý 2/2022.
Tăng trưởng sản lượng bán hàng trong 6 tháng đầu năm 2022 của HPG duy trì khả quan.
* Trong 6 tháng đầu năm 2022, HPG ghi nhận
- Doanh thu đạt 81,8 nghìn tỷ đồng (+23% YoY)
- LNST đạt 12,2 nghìn tỷ đồng (-27% YoY).
HPG sau khi ra tin kết quả Q.2 sụt giảm lợi nhuận, đang thử thách tại vùng đáy cũ, vùng 20.5-21. Dấu hiệu cho thấy lực bán cũng không quá mạnh tại vùng giá thấp này của HPG, tuy nhiên chưa có động lực tăng giá cho "vua thép VN". Khuyến nghị đứng ngoài quan sát cho HPG.
** Tra cứu tín hiệu cổ phiếu hàng ngày tại: Lọc cổ phiếu
---------------------------------------
NT2: Dự phóng KQKD 2022 tích cực bất chấp cạnh tranh từ thủy điện – Cập nhật
Với năng lực phát điện cạnh tranh đã được kiểm chứng của NT2, VCSC kỳ vọng giá thị trường điện (CGM) của công ty sẽ tăng mạnh, điều này sẽ thúc đẩy giá bán bình quân năm 2022 lên 2.163 đồng/kwh (+16% YoY; + 8% so với dự báo trước đó của chúng tôi) . VCSC cũng tăng giả định giá bán trung bình trong giai đoạn 2023-2026 thêm khoảng 1%-7%. Ngoài ra, VCSC nâng dự phóng hiệu suất hoạt động của NT2 trong năm 2024-2025 từ 80% lên 82%.
* Yếu tố hỗ trợ: Mức chi trả cổ tức cao hơn dự báo.
* Rủi ro: Sản lượng điện hợp đồng thấp hơn dự phóng năm 2023.
NT2 duy trì xu hướng tăng dài hạn, tuy nhiên đang giao dịch theo sự sụt giảm của thị trường chung, khi dòng tiền thị trường quá kém, khiến các cổ phiếu cũng khó bứt phá. NT2 đang có thể xem xét giải ngân 30% vốn mua thăm dò. KHi giá bứt phá khu vực 27 cùng volume trên 2tr cp/phiên thì có thể phát nên tín hiệu tích cực hơn.
** Tra cứu tín hiệu cổ phiếu hàng ngày tại: Lọc cổ phiếu
---------------------------------------
BWE: LNST cốt lõi cao - được thúc đẩy bởi mảng phân phối nước – Báo cáo KQKD
CTCP Nước - Môi trường Bình Dương (BWE) công bố KQKD quý 2/2022 với:
- LNST báo cáo đạt 211 tỷ đồng (+25% YoY). Nếu loại trừ các khoản bất thường (29 tỷ đồng dự phòng đầu tư tài chính và 22 tỷ đồng lỗ tỷ giá chưa ghi nhận đối với một khoản vay bằng USD), LNST cốt lõi của BWE tăng 56% YoY trong quý 2/2022.
LNST cốt lõi tăng mạnh trong quý 2/2022 nhờ
(1) mảng cung cấp & phân phối nước tăng trưởng mạnh (sản lượng nước thương phẩm tăng 2,5% YoY) và giá nước tăng 5% YoY, bên cạnh
(2) lợi nhuận tăng 10 lần YoY đạt 101 tỷ đồng từ mảng phân phối (nước khoáng, ống nước & vật liệu).
Chúng tôi khá thích BWE ở core kinh doanh chính, tuy nhiên, về mặt kỹ thuật, chúng tôi thấy BWE phát nên tín hiệu tiêu cực khi phá vỡ hỗ trợ mạnh MA200, chúng tôi khuyến nghị đứng ngoài BWE giai đoạn này.
** Tra cứu tín hiệu cổ phiếu hàng ngày tại: Lọc cổ phiếu
---------------------------------------
DCM: Giá urê tiếp tục cao hỗ trợ lợi nhuận quý 2/2022 – Báo cáo KQKD
- Doanh thu đạt 4,1 nghìn tỷ đồng (+72,8% YoY)
- LNST sau lợi ích CĐTS đạt 1 nghìn tỷ đồng (+267,7% YoY).
KQKD tích cực này chủ yếu đến từ giá urê tăng 79,0% YoY, bù đắp cho sản lượng bán hàng giảm 6,6% YoY và giá khí đốt đầu vào tăng 52,0% YoY.
Chúng tôi lưu ý rằng DCM đã phân bổ thêm 122 tỷ đồng cho quỹ khoa học trong quý 2/2022.
Theo Bloomberg, giá urê trung bình Biển Đen và Trung Đông trong tháng 7/2022 lần lượt là 530 USD/tấn (đi ngang MoM) và 650 USD/tấn (-5,3% MoM), giảm 11,2% và 15,6% so với mức giá trung bình trong quý 2/2022. Tuy nhiên, các mức giá này vẫn cao hơn dự kiến của chúng tôi.
Như đã đề cập trong Báo cáo Cập nhật Ngành Năng lượng ngày 20/07/2022 của chúng tôi, giá khí đốt thế giới được kỳ vọng sẽ duy trì ở mức cao đến năm 2023, khiến nguồn cung urê toàn cầu giảm và tiếp tục hỗ trợ giá urê toàn cầu.
DCM di chuyển dưới MA200, chúng tôi khuyến nghị đứng ngoài quan sát cho DCM.
** Tra cứu tín hiệu cổ phiếu hàng ngày tại: Lọc cổ phiếu
---------------------------------------
PVS: Chi phí tăng ảnh hưởng biên lợi nhuận mảng M&C – Báo cáo KQKD
Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS) công bố KQKD 6 tháng đầu năm 2022 với:
- Doanh thu đạt 7,6 nghìn tỷ đồng (+33,5% YoY)
- LNST cốt lõi sau lợi ích CĐTS đạt 180 tỷ đồng (-39,3% YoY)
Chúng tôi cho rằng tăng trưởng doanh thu trong 6 tháng đầu năm 2022 là nhờ vào công việc mới của mảng Cơ khí Dầu khí (M&C) từ các hợp đồng quốc tế, bao gồm dự án khí Gallaf Giai đoạn 2 & 3 cũng như các dự án điện gió Shwe và Hải Long. Trong khi đó, LNST sau lợi ích CĐTS giảm do chi phí vận chuyển, nhân công và nguyên liệu tăng, dẫn đến giảm biên lợi nhuận gộp mảng M&C trong giai đoạn này.
Lợi nhuận gộp mảng M&C 6 tháng đầu năm 2022 giảm 63,9% YoY.
Lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2022 từ các liên doanh kho nổi FSO/FPSO tăng 9,0% YoY, nhờ giá thuê ngày tạm thời ở mức cao đối với kho nổi Ruby II do quá trình đám phán hợp đồng dài hạn cho FPSO này chưa hoàn tất.
Chi phí quản lý doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2022 tăng 19,9% YoY, cao hơn dự kiến do chi phí nhân công và vận chuyển tăng.
Dự án cảng LNG Thị Vải dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2022 (lợi nhuận mảng M&C thường cao trong giai đoạn cuối của dự án).
PVS đang giao dịch tại vùng đáy khu vục 22-23, chưa phát nên tín hiệu tích cực nào. Ngoài ra việc giao dịch dưới MA200 khiến chúng tôi quyết định đứng ngoài quan sát cho PVS.
** Tra cứu tín hiệu cổ phiếu hàng ngày tại: Lọc cổ phiếu
---------------------------------------
STB: STB đạt một dấu mốc mới trong xử lý lãi dự thu – Báo cáo KQKD
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB) công bố KQKD hợp nhất cho 6 tháng đầu năm 2022 với:
- TOI (tổng thu nhập từ HĐKD) là 11,3 nghìn tỷ đồng (+26,6% YoY)
- Lợi nhuận sau thuế đạt 2,1 nghìn tỷ đồng (+8,6% YoY).
LNST tăng chủ yếu nhờ
(1) thu nhập phí ròng (NFI) tăng 84,7% YoY.
(2) Lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng 43,9% YoY.
(3) Thu nhập ròng khác tăng 4 lần YoY,
Bị ảnh hưởng một phần bởi
(1) thu nhập từ lãi (NII) giảm 13,2% YoY
(2) chi phí dự phòng tăng 99,0% YoY.
So với quý trước (QoQ), STB báo cáo LNST quý 2/2022 đạt 804 tỷ đồng, giảm 36,9% (QoQ) và 27,7% YoY, chủ yếu do hoàn nhập lãi dự thu và tăng trích lập dự phòng.
Tăng trưởng cho vay quý 2/2022 bị hạn chế bởi hạn mức tín dụng ban đầu.
Việc hoàn nhập lãi dự thu tiếp tục diễn ra trong quý 2/2022 nhưng dường như đã đánh dấu cho sự chấm dứt của gánh nặng từ việc hoàn nhập lãi dự thu tồn đọng trong tương lai.
* NFI và thu nhập khác thuần là động lực chính cho tăng trưởng thu nhập ngoài lãi (NOII) trong 6 tháng đầu năm 2022.
* Chi phí dự phòng 6 tháng đầu năm 2022 tăng gần gấp đôi YoY chủ yếu do trích lập dự phòng VAMC.
* Chất lượng tài sản được cải thiện trong quý 2/2022.
Giai đoạn dòng tiền kém, chúng tôi cho rằng khó có đủ lực cầu để cho các cổ phiếu ngân hàng tích cực hơn. Kỳ vọng đi ngang là tốt nhất cho nhóm ngân hàng nói chung. Khuyến nghị đứng ngoài quan sát cho STB.
** Tra cứu tín hiệu cổ phiếu hàng ngày tại: Lọc cổ phiếu
---------------------------------------
VCB: Tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm 2022 mạnh với NIM tăng trưởng YoY, đi ngang QoQ – Báo cáo KQKD
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) đã công bố KQKD 6 tháng đầu năm 2022 với:
TOI (tổng thu nhập từ HĐKD) đạt 32,7 nghìn tỷ đồng (+14,4% YoY)
LNST sau lợi ích CĐTS đạt 13,9 nghìn tỷ đồng (+28,0% YoY).
LNST sau lợi ích CĐTS tăng chủ yếu do
(1) thu nhập từ lãi (NII) tăng 17,0% YoY,
(2) lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng 47,6% YoY
(3) chi phí dự phòng giảm 9,0% YoY.
Điều này bị ảnh hưởng một phần do thu nhập phí ròng (NFI) giảm 11,9% YoY. So với quý trước (QoQ), LNST sau lợi ích CĐTS quý 2/2022 đạt 5,9 nghìn tỷ đồng (+6,9% QoQ nếu loại trừ 3 nghìn tỷ đồng hoàn nhập dự phòng cho Ngân hàng Xây dựng trong quý 1/2022).
Tăng trưởng cho vay mạnh trong quý 2 năm 2022; Tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm 2022 đã gần đạt hạn mức tín dụng được cấp ban đầu.
* NIM tăng YoY nhưng đi ngang QoQ.
* Thu nhập ngoài lãi (NOII) 6 tháng 2002 tăng trưởng ở mức khá.
* Chi phí dự phòng giảm 9,0% YoY; tỷ lệ bao phủ nợ (LLR) thiết lập mức cao kỷ lục mới.
* Chất lượng tài sản được cải thiện trên cơ sở QoQ.
VCB là ngân hàng đầu tàu cho nhóm ngân hàng, tuy nhiên thời gian qua giao dịch khá mờ nhạt. Với thanh khoản không quá cao, với kết quả kinh doanh tại thời điểm báo cáo, chúng tôi khuyến nghị mua thăm dò 30% cho VCB vì các yếu tố cơ bản nhiều hơn là yếu tố kỹ thuật. VCB tích cực hơn khi có thể vượt MA200 vùng giá 79 cùng volume trên 1,5tr cp/phiên.