Thị trường đã xóa bớt phần nào đà giảm sau khi dự trữ dầu thô tại Mỹ bất ngờ giảm.
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư, hợp đồng dầu Brent lùi 2.15 USD (tương đương 2.6%) xuống 80.28 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI mất 2.40 USD (tương đương 3%) còn 78.36 USD/thùng.
Dữ liệu từ Chính phủ cho thấy dự trữ dầu thô tại Mỹ sụt 2.1 triệu thùng trong tuần trước, trái ngược hoàn toàn với dự báo tăng 1.4 triệu thùng từ các nhà phân tích. IEA vào ngày 16/11 đã cảnh báo rằng “trong khi thị trường dầu vẫn thắt chặt bởi tất cả các biện pháp… đà tăng giá dầu có thể chững lại… do nguồn cung dầu tăng”.
Làn sóng lây nhiễm mới Covid-19 ở châu Âu đã khiến Chính phủ một số nước buộc phải áp dụng lại các biện pháp hạn chế, qua đó cũng gây áp lực lên giá dầu.
PVM cho biết mức giá cao sẽ khiến sản lượng dầu tại Mỹ tăng trở lại vào năm 2022, chiếm khoảng 60% so với dự báo 1.9 triệu thùng/ngày tăng trưởng nguồn cung ngoài OPEC. Dữ liệu định kỳ hàng tuần mới nhất cho thấy sản lượng tại Mỹ đã giảm xuống 11.4 triệu thùng/ngày, mặc dù con số này được làm tròn và dễ biến động.
Chi phí tăng cao của giá nhiên liệu là một quan tâm ngày càng lớn đối với chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden, vào ngày thứ Tư đã kêu gọi Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) điều tra khoảng chênh lệch ngày càng tăng giữa chi phí khí đốt chưa hoàn thiện và giá mà người tiêu dùng phải trả tại trạm bơm.
Mỹ đã cân nhắc việc giải phóng khẩn cấp dầu từ Dự trữ Dầu Chiến lược (SPR), mặc dù SPR thường được sử dụng trong các thảm họa thiên nhiên hoặc gián đoạn nguồn cung do chiến tranh gây ra.
Trong những tần gần đây, Mỹ đã giải phóng hơn 3 triệu thùng từ SPR, lần giải phóng thứ 2 tiếp theo với quy mô này.
Vào ngày 16/11, Tổng thư ký OPEC Mohammad Barkindo cho biết Tổ chức này nhận thấy những dấu hiệu về sự gia tăng tình trạng dư cung từ tháng tới và nói thêm rằng các thành viên và đồng minh sẽ phải “rất, rất thận trọng”.