Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, hợp đồng dầu Brent tiến 21 xu (tương đương 0.3%) lên 75.67 USD/thùng. Vào ngày 15/9, dầu Brent đã chạm mức 76.13 USD/thùng, mức cao nhất kể từ ngày 30/7.
Hợp đồng dầu WTI khép phiên không đổi ở mức 72.61 USD/thùng sau khi leo lên mức cao nhất kể từ ngày 02/8 vào ngày thứ Tư (15/9).
Craig Erlam, Chuyên gia phân tích thị trường cấp cao tại Oanda, nhận định: “Với giá hiện đã quay trở lại các mức đỉnh trong mùa hè, chúng tôi nhận thấy một số động thái chốt lời, nhưng đà tăng tiếp tục được hỗ trợ tốt”.
Các công ty năng lượng vùng Vịnh nước Mỹ đã có thể nhanh chóng khôi phục dịch vụ đường ống và điện sau khi cơn bão Nicholas đổ bộ vào Texas hồi đầu tuần này, cho phép họ tập trung vào nỗ lực khắc phục những thiệt hại cho siêu bão Ida gây ra vài tuần trước đó.
“Năng suất sản xuất dầu do ảnh hưởng của bão Ida sẽ tiếp tục phục hồi ở Mỹ”, chuyên gia phân tích Nishant Bhushan của Rystad Energy chia sẻ.
Dầu nhảy vọt vào ngày 15/9, được hỗ trợ bởi số liệu cho thấy dự trữ dầu thô tại Mỹ giảm 6.4 triệu triệu thùng trong tuần trước, mạnh hơn dự báo, với các cơ sở khai thác dầu ngoài khơi vẫn đang phục hồi sau tác động của siêu bão Ida.
Dầu Brent đã leo dốc 45% từ đầu năm đến nay, được hỗ trợ bởi vệc cắt giảm nguồn cung của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, cộng với một số sự phục hồi nhu cầu sau khi sụt giảm nghiêm trọng vì đại dịch hồi năm ngoái.
Dầu cũng tìm thấy hỗ trợ từ sự tăng vọt giá điện ở châu Âu, vốn bật lên do các yếu tố bao gồm dự trữ khí đốt thấp và nguồn cung khí đốt thấp hơn bình thường từ Nga.
Góp phần thêm vào các tín hiệu về sự phục hồi nhu cầu dầu, các báo cáo của OPEC và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) trong tuần này cho biết việc sử dụng dầu trên toàn cầu sẽ tăng trên 100 triệu thùng/ngày, mức đạt được lần cuối vào năm 2019, ngay sau quý 2 của năm 2022.