Mẫu hình đáy tròn (Rounding Bottom)

Rounding Bottom là một mô hình đảo chiều dài hạn phù hợp nhất cho biểu đồ tuần. Nó còn được gọi là đáy hình đĩa và thể hiện một thời kỳ củng cố dài có thể chuyển từ xu hướng giảm sang xu hướng tăng.

đồ thị VCB tạo đáy tròn
Đồ thị cổ phiếu VCB tạo đáy tròn trước khi bứt phá mạnh

Xu hướng trước: Để trở thành một mô hình đảo chiều, phải có một xu hướng trước đó để đảo ngược. Trên thực tế, có những trường hợp mức thấp được ghi nhận nhiều tháng trước đó và chứng khoán giao dịch đi ngang trước khi hình thành mô hình. 

Suy giảm: Phần đầu tiên của Rounding Bottom là sự suy giảm dẫn đến mức thấp nhất của mô hình. Sự suy giảm này có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau: một số khá lởm chởm với một số đáy đỉnh dễ dàng tìm hỗ trợ kháng cự, trong khi số khác giao dịch giảm theo kiểu tuyến tính. 

Đáy thấp: có thể giống như đáy chữ “V”, nhưng không được quá sắc và sẽ mất vài tuần để hình thành. Bởi vì giá đang giảm trong thời gian dài, khả năng xuất hiện đỉnh điểm bán có thể tạo ra mức tăng đột biến thấp hơn.

Tăng từ đáy: tạo thành một nửa bên phải của mô hình và sẽ mất cùng khoảng thời gian giảm của bên trái đáy thấp. Nếu đợt tăng giá này quá nhanh thì hiệu quả của mô hình đáy tròn có thể gây nghi ngờ.

Breakout: Xác nhận tăng giá xuất hiện khi mô hình phá vỡ kháng cự, kháng cự này là đỉnh cao khi hình thành mẫu hình này. Như với hầu hết các loại break-out kháng cự, mức này có thể trở thành hỗ trợ. Tuy nhiên, Rounding Bottom đại diện cho sự đảo chiều dài hạn và mức hỗ trợ mới này có thể không đáng kể.

Khối lượng: Trong một mô hình lý tưởng, mức khối lượng sẽ theo dõi: cao tại điểm khởi đầu sự sụt giảm bên trái và thấp ở cuối đợt sụt giảm này đồng thời tăng cao dần trong suốt đợt tăng giá bên phải mô hình. Khối lượng giao dịch không quá quan trọng ở đợt sụt giảm nhưng cần có sự gia tăng khối lượng giao dịch ở đợt tăng giá và ưu tiên hơn tại điểm phá vỡ (breakout).

đáy tròn rounding bottom

Mục tiêu giá: Lấy khoảng cách từ điểm phá vỡ kháng cự (breakout) đến điểm thấp nhất của phần đáy rồi cộng cho mức giá tại điểm phá vỡ sẽ cho ra mục tiêu giá. Đây chỉ là mục tiêu tương đối, chúng ta cần kết hợp thêm các công cụ phân tích khác trong quá trình giá di chuyển.

Rounding Bottom có thể được coi là Vai Đầu Vai ngược mà không có vai dễ nhận dạng. Đầu tượng trưng cho đáy thấp và khá trung tâm với mô hình. Các mức volume trong suốt mô hình bắt chước mức volume của Vai Đầu Vai ngược; xác nhận đi kèm với một đột phá kháng cự. Mặc dù sự đối xứng được ưu tiên hơn ở Rounding Bottom, nhưng bên trái và bên phải không nhất thiết phải bằng nhau về thời gian hoặc độ dốc. Điều quan trọng là nắm bắt được bản chất của mẫu.

Mới cập nhật

  • Mẫu hình đảo chiều Bump and Run

    Mẫu hình đảo chiều Bump and Run

    Như tên của nó, Bump and Run Reversal (BARR) là một mô hình đảo chiều hình thành sau khi đầu cơ quá mức đẩy giá lên quá xa, quá nhanh. Được phát triển bởi Thomas Bulkowski, mô hình này đã được giới thiệu trong số tháng 6 năm 97 về Phân tích Kỹ thuật Hàng hóa và Cổ phiếu và cũng được đưa vào cuốn sách của ông, Bách khoa toàn thư về các mẫu biểu đồ.