Đầu tư hay không 10/08/2022: NLG, FPT, CNG

Tóm tắt tổng hợp một số chi tiết quan trọng trong các bản tin của các công ty chứng khoán trong nước, kết hợp chỉ báo kỹ thuật hiện tại để làm thông tin tham khảo cho nhà đầu tư.

-------------------------------

NLG: Lượng backlog ổn định thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận trung hạn

VCSC dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2022 đạt 1,13 nghìn tỷ đồng (+5% YoY), chủ yếu nhờ vào việc bàn giao tại các dự án Akari City giai đoạn 1 (P1), Southgate P1 và Cần Thơ cũng như việc bán cổ phần dự án Paragon.

VCSC duy trì dự phóng doanh số bán hàng năm 2022 ở mức 9,7 tỷ đồng (+10% YoY) khi tăng dự phóng doanh số bán hàng dự kiến của Mizuki Park P3 và Akari City P2 thêm khoảng 20% nhờ kết quả bán hàng tích cực trong 6 tháng đầu năm 2022, bù đắp mức giảm khoảng 30% doanh số bán hàng dự kiến 2022 tại các dự án Izumi City và Cần Thơ.

VCSC giảm 7% dự báo tổng doanh số bán hàng giai đoạn 2022-2024 của NLG xuống 33,0 nghìn tỷ đồng vì cho rằng dự án Paragon và VSIP Hải Phòng có thể mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành các thủ tục pháp lý và triển khai mở bán so với dự kiến trước đây của chúng tôi.

Tuy nhiên, VCSC duy trì quan điểm tích cực về doanh số bán hàng trung hạn của NLG, dự kiến được dẫn dắt bởi doanh số bán hàng tích cực tại 5 dự án trọng điểm hiện tại: Izumi City, Southgate, Akari City P2, Mizuki Park P3 và Cần Thơ.

Yếu tố hỗ trợ: Mở rộng quỹ đất bổ sung để hỗ trợ kế hoạch phát triển trong tương lai.

Rủi ro: Tiến độ triển khai các dự án trọng điểm chậm hơn dự kiến.

cổ phiếu nlg

NLG đang cho tín hiệu giao dịch tích cực khi vượt qua kháng cự Fibonaci giá 43, hiện tại mục tiêu mà NLG đang hướng đến là vùng giá 47.6 và xa hơn có thể là 50. Chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư đang nắm giữ NLG tiếp tục nắm giữ, việc mua NLG chỉ dành cho nhà đầu tư đang năm giữ cổ phiếu NLG trước đó. Mua mới vùng giá đã tăng có thể là một rủi ro cho nhà đầu tư. Tùy thuộc vào khả năng chịu rủi ro của cá nhân nhà đầu tư mà quyết định.

** Tra cứu tín hiệu cổ phiếu hàng ngày tại: Lọc cổ phiếu

-----------------------------------

FPT: Kỳ vọng duy trì tăng trưởng bất chấp các thách thức – Gặp gỡ NĐT 

Nhìn chung, ban lãnh đạo FPT tự tin về về việc vượt kế hoạch kinh doanh 2022 do các thành tích hoàn thành xuất sắc các kế hoạch trong các năm trước. Ngay cả trong kịch bản kém tích cực nhất là nếu  triển vọng kinh tế toàn cầu thấp hơn dự kiến, FPT vẫn tự tin rằng công ty có thể hoàn thành được kế hoạch đề ra trong năm 2022.

Mảng CNTT 

* FPT đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu 20% YoY trong năm 2022 tại các thị trường Xuất khẩu Phần mềm (XKPM) toàn cầu dù lạm phát tăng cao và dự đoán đồng JPY sẽ phục hồi vào cuối năm 2022. Ban lãnh đạo dự kiến giá trị hợp đồng mới sẽ đạt 999,2 triệu USD trong năm 2022 - tương đương tăng trưởng 31% YoY. Tai thị trường Mỹ, các hợp đồng lớn của FPT đã tăng lên 55 triệu USD từ tháng 4 đến tháng 7/2022 bất chấp nền kinh tế chững lại. Công ty cũng tin rằng mức giá thấp hơn khoảng 20% so với các nhà cung cấp CNTT Ấn Độ và năng lực tư vấn cải thiện sẽ dẫn đến việc FPT chiếm thị phần cao hơn trên thị trường XKPM toàn cầu. Tại thị trường Nhật Bản, ban lãnh đạo cho biết giá trị từ các giao dịch cốt lõi đã ký kết tăng 50% YoY trong quý 2/ 2022, cho thấy nhu cầu mạnh mẽ trên thị trường này bất chấp biến động tiền tệ; ban lãnh đạo dự kiến đồng JPY và nhu cầu phục hồi vào cuối năm 2022. Các thị trường APAC cũng có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong các hợp đồng mới - đặc biệt là từ Singapore.  

Chi tiêu cho CNTT của Việt Nam chững lại, nhưng hoạt động mảng CNTT trong nước của FPT có triển vọng tích cực. FPT dự báo doanh thu mảng CNTT trong nước sẽ tăng trưởng 20% YoY trong năm 2022. Hiện tại, FPT đang nhận thấy nhu cầu giảm tốc từ cả khu vực tư nhân và Nhà nước - nguyên nhân là do hạn chế ngân sách của các tổ chức dịch vụ tài chính ngân hàng và các khách hàng là tập đoàn bất động sản lớn, còn nguyên nhân của sự giảm tốc của khu vực Nhà nước là do quy trình giải ngân và thủ tục chậm từ các chính quyền địa phương đối với chi tiêu công cho  CNTT. Đối với doanh thu CNTT trong nước từ khu vực công, FPT đã và đang thảo luận và/hoặc ký kết các dự án chuyển đổi số với 20 tỉnh thành tại Việt Nam. Ban lãnh đạo dự kiến doanh thu từ các hợp đồng đã ký với các tỉnh thành sẽ quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng mạnh trong quý 3/2022.

Biên lợi nhuận dự kiến sẽ phục hồi trong năm 2022 nhờ giá dịch vụ CNTT được cải thiện. FPT đã tăng lương cho lao động và các khoản thưởng trước cho chương trình duy trì nhân sự để đối phó với những bất ổn kinh tế và áp lực lạm phát. Do đó, công ty đã tăng giá gia công trên các thị trường chính - cụ thể là 2% tại thị trường Nhật Bản. Ban lãnh đạo cho biết đã đưa các điều khoản mới vào hợp đồng của FPT cho phép công ty điều chỉnh giá để giảm thiểu một phần tác động của lạm phát tiền lương và tiền tệ trượt giá.

Mảng Dịch vụ viễn thông

Ban lãnh đạo đặt mục tiêu tăng trưởng 20% cho biên LN gộp của mảng băng thông rộng và tăng trưởng 15% của biên LN gộp của mảng truyền hình trả tiền trong năm 2022. FPT chia sẻ rằng động lực tăng trưởng dài hạn của mảng viễn thông là kế hoạch chiến lược đầy tham vọng nhằm phát triển hệ sinh thái cơ sở hạ tầng và công nghệ đáp ứng nhu cầu của người dùng cuối. Ở mảng truyền hình trả tiền, FPT đang đầu tư phát triển nội dung hướng đến khán giả đại chúng và có kế hoạch tận dụng các thuê bao truyền hình trả tiền để tăng doanh thu quảng cáo.

Mảng Giáo dục
 

Kế hoạch mở rộng vào khối giáo dục phổ thông (K-12) của FPT bước vào giai đoạn đầu tiên. Trong quý 2/2022, FPT công bố thành lập trường K-12 - FPT Unischool - tại tỉnh Hà Nam. Trường có tổng sức chứa 10.000 học sinh. FPT cũng đặt mục tiêu hành lập FPT Unischool tại Huế vào tháng 12/2022. Trong năm 2022, tổng số học sinh trung học và sinh viên đại học của FPT tăng 80% YoY, trong khi việc tuyển sinh đại học vẫn đang diễn ra nhưng cũng có những dấu hiệu tăng trưởng tích cực.

cở phiếu fpt

FPT không phải là một cổ phiếu phù hợp cho chiến lược trading ngắn hạn. Hiện tạo FPT không cho tín hiệu mua vào, tuy nhiên cũng không có gì xấu nếu nhà đầu tư nắm giữ FPT. Chúng tôi khuyến nghị quan sát thêm cho FPT.

** Tra cứu tín hiệu cổ phiếu hàng ngày tại: Lọc cổ phiếu

----------------------

CNG: CNG lên kế hoạch tham gia vào thị trường LNG với vai trò là nhà phân phối của GAS

CTCP CNG Việt Nam (HOSE: CNG) – sau đây gọi là CNG VN – cùng với CTCP Kinh doanh Khí Miền Nam (HNX: PGS) hình thành vị thế độc quyền đôi trong thị trường khí thiên nhiên nén (CNG) của Việt Nam. Trong năm 2022, CNG VN lên kế hoạch bắt đầu mảng kinh doanh mới là phân phối khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG).

CNG VN ghi nhận doanh thu và LNTT cao trong 6 tháng đầu năm 2022, lần lượt đạt 2,2 nghìn tỷ đồng (+49% YoY) và 91,8 tỷ đồng (+91% YoY). Nhờ:

(1) Sản lượng bán khí tăng

(2) Giá dầu thô & khí quốc tế tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2022.

CNG VN đã hoàn thành 68% và 84% kế hoạch doanh thu và LNTT cả năm 2022, với doanh thu và LNTT vượt 135% và 168% kế hoạch ban đầu cho 6 tháng đầu năm.

VCSC kỳ vọng lợi nhuận của CNG VN sẽ tiếp tục tăng trưởng trong 6 tháng cuối năm 2022 nhờ

(1) Việc chuyển đổi sang sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường hơn tại Việt Nam,

(2) Nhu cầu khí thiên nhiên trong nước tăng và

(3) Kỳ vọng từ mảng kinh doanh phân phối LNG mới của CNG VN.

Rủi ro:

(1) Giá LNG cao là thách thức nguồn nhập khẩu của GAS có thể ảnh hưởng đến HĐKD của CNG VN trong tương lai;

(2) Nhà máy CNG VN tại miền Nam đang hoạt động gần 100% công suất.

cổ phiếu cng

CNG dù vẫn đang trong 1 xu hướng giảm trung hạn tạo ra trước đó, nhưng vận động giá đang trở nên tích cực. Chúng tôi khuyến nghị mua vào CNG vùng giá 37.2 này với mục tiêu ngắn hạn vùng 40 và có thể xa hơn.

** Tra cứu tín hiệu cổ phiếu hàng ngày tại: Lọc cổ phiếu

-----------------

Easystock Team

# Group FB: Click

# Free group Zalo Easystock.vn: Click 

# Kênh Youtube: Click

** 3 Phút mở tài khoản giao dịch tại chứng khoán Bản Việt: Click 

"Good traders manage the downside, they don’t worry about the upside.”

Mới cập nhật